#CB2: Hợp, xung khắc của Can Chi

Từng can chi có ngũ hành riêng của nó, nhưng ngoài ra nó còn có những tính chất hợp và khắc khác cũng cần phải nhớ để suy luận sau này.

1. Mối liên hệ của Thiên Can

Bảng hợp hoá của hàng can

CanCanHợp Hoá
Giáp (Mộc+)Kỷ (Thổ-)Hoá Thổ
Ất (Mộc-)Canh (Kim+)Hoá Kim
Bính (Hoả+)Tân (Kim-)Hoá Thuỷ
Đinh (Hoả-)Nhâm (Thuỷ+)Hoá Mộc
Mậu (Thổ+)Quý (Thuỷ-)Hoá Hoả

Những cặp trên gặp nhau thì có hợp, nhưng không phải lúc nào cũng HOÁ. Việc có Hoá hay không còn tuỳ thuộc vào điều kiện khác nữa, thường là xét trong tứ trụ có 2 cặp can hợp, thêm chi thuộc ngũ hành hoá thì sẽ hoá theo ngũ hành đó. Hiểu đơn giản giống như 2 nguyên tố trong hoá học không phải lúc nào kết hợp cũng sẽ ra một chất mới, mà cần thêm chất xúc tác nữa.

Bảng hợp này sử dụng rất nhiều trong kinh dịch và luận đoán. Do đó cần ghi nhớ.

Bảng xung của hàng can

CanXungCan
Giáp><Canh
Ất><Tân
Bính><Nhâm
Đinh><Quý
Mậu><Giáp
Kỷ><Ất
Canh><Bính
Tân><Đinh
Nhâm><Mậu
Quý><Kỷ

Ngoài việc nhớ bảng này ra, ta có thể nhìn thấy tuần tự các can cách nhau 7 cung thì xung nhau theo thứ tự thuận tiến. Thường bảng này cũng ít sử dụng trong kinh dịch và luận đoán.

Bảng Phá của Thiên Can

CanPháCan
Giáp><Mậu
Ất><Kỷ
Bính><Canh
Đinh><Tân
Mậu><Nhâm
Kỷ><Quý
Canh><Giáp
Tân><Ất
Nhâm><Bính
Quý><Đinh

Ngoài việc nhớ bảng này ra, ta có thể nhìn thấy tuần tự các can cách nhau 5 cung thì pháMôi nhau theo thứ tự thuận tiến. Thường bảng này cũng ít sử dụng trong kinh dịch và luận đoán.

2. Mối liên hệ của Địa Chi

2.1 Lục Xung

  • Tý Ngọ xung nhau
  • Mão Dậu xung nhau
  • Thìn Tuất xung nhau
  • Sửu Mùi xung nhau
  • Dần Thân xung nhau
  • Tị Hợi xung nhau

Quý bạn đọc lưu ý, ở đây lục xung chỉ Tý Ngọ xung nhau, Mão Dậu xung nhau chứ Tý Mão không xung nhau, Ngọ Dậu không xung nhau, hay Ngọ Mão cũng không xung nhau.

Trong dân gian, mọi người hay đọc Tứ Hành Xung Tý Ngọ Mão Dậu là đọc liền nhưng dễ hiểu sai, chỉ có TÝ và NGỌ xung, MÃO và DẬU xung, ngoài ra không phải cứ 4 Chi này là xung nhau.

Nhiều khi trong đời sống, mọi người hay sợ tuổi Ngọ và Mão xung nhau không hợp (cách nhau 3 tuổi) hay Dần Tị xung nhau (cách nhau 3 tuổi) là không đúng, quan điểm này cần được đưa ra rõ ràng.

Bảng lục xung này dùng cực kỳ nhiều, do đó muốn học và luận đoán tốt cần phải ghi nhớ. Ghi nhớ dễ nhất là đối cung nhau trong 12 cung trên lòng bàn tay.

TịNgọMùiThân
ThìnDậu
MãoTuất
DầnSửuHợi

2.2 Tam Hình

  • Trì Thế chi hình (Hình phạt do có quyền thế): Dần – Tị – Thân
  • Vong ân chi hình (Hình phạt do vô ơn): Sửu – Tuất – Mùi
  • Vô lễ chi hình (Hình phạt do vô lễ): Tí – Mão
  • Tự chi hình (hình phạt tự do mình gây ra): Thìn, Dậu, Ngọ, Hợi.

Ở đây quý bạn đọc chú ý có 4 loại hình khác nhau, nhưng cũng có mối liên quan khác nhau.

  • Dần hình Tị, Tị hình Thân, Thân hình Dần, các mối liên quan sẽ là dấu gạch ngang.
  • Sửu hình Tuất, Tuất hình Mùi, Mùi hình Sửu, các mối liên quan sẽ là dấu gạch ngang
  • Còn Thìn, Dậu, Ngọ, Hợi là 4 ông tự hình nhau, tức là trong tứ trụ có 2 chữ Ngọ, 2 chữ Dậu, 2 chữ Hợi thì gọi là tự hình nhau, chứ không phải Thìn hình Dậu, Dậu hình Ngọ..

Phần hình này dùng cực kỳ nhiều trong luận đoán, nhất là các vấn đề liên quan đến pháp lý, tù ngục, bệnh tật.

2.3 Lục Hại

  • Tý Mùi tương hại
  • Sửu Ngọ tương hại
  • Dần Tị tương hại
  • Mão Thìn tương hại
  • Thân Hợi tương hại
  • Dậu Tuất tương hại
TịNgọMùiThân
ThìnDậu
MãoTuất
DầnSửuHợi
Để ghi nhỡ dễ phần lục hại, thì 2 chi nằm đối xứng nhau qua trục ngang (mùi tí, ngọ sửu, tị dần, thìn mão)

2.4 Lục Phá

  • Tý – Dậu phá nhau
  • Mão – Ngọ phá nhau
  • Tị – Thân phá nhau
  • Dần – Hợi phá nhau
  • Thìn – Sửu phá nhau
  • Mùi – Tuất phá nhau

Phá này cũng ít khi dùng trong luận đoán, mình liệt kê cho đầy đủ thôi.

2.5 Tam Hợp ( phần này dùng cực kỳ nhiều)

  • Dần Ngọ Tuất – Tam hợp Hoả Cục (Nhớ ngũ hành ở giữa)
  • Thân Tý Thìn – Tam hợp Thuỷ Cục
  • Tị Dậu Sửu – Tam hợp Kim Cục
  • Hợi Mão Mùi – Tam hợp Mộc Cục

Cái này phải nhớ, vì dùng rất nhiều.

2.6 Lục Hợp

  • Ngọ Mùi – Hợp hoá Nhật (thổ)
  • Tý Sửu – Hợp hoá Nguyệt (thổ)
  • Dần Hợi – Hợp hoá Mộc
  • Mão Tuất – Hợp hoá Hoả
  • Thìn Dậu – Hợp hoá Kim
  • Tị Thân – Hợp hoá Thuỷ

2.7 Tam Hội Cục

  • Dần Mão Thìn: Tam hội Mộc Cục ( 3 cung liền nhau trên địa bàn)
  • Tị Ngọ Mùi: Tam hội hoả cục
  • Thân Dậu Tuất: Tam hội Kim cục
  • Hợi Tý Sửu: Tam hội thuỷ cục

Phần này để nhớ thì nhớ tam hội có 3 chi, tứ chính (Tý Ngọ Mão Dậu) làm giữa, 2 bên tả hữu cùng nhau hội lại. Ngũ hành theo chi ở giữa làm chủ.

Leave a Comment